Trang thông tin điện tử Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ

Tin tức - sự kiện

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ thăm và làm việc tại trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ

Thực hiện Kế hoạch số 17/KH-ĐGS ngày 27/7/2023 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ về việc Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục thuộc quản lý của các cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh”. Sáng ngày 22/8/2023 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ đã đến thăm và làm việc tại Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ do Đ/c Nguyễn Thành Nam – Tỉnh ủy viên/Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh/Phó Trưởng Đoàn giám sát làm trưởng đoàn. Cùng đi có các Đ/c: Đ/c Cầm Hà Chung – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh – ĐBQH tỉnh; Đ/c Lê Thị Quỳnh Trang – Phó Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh; Đ/c Hoàng Xuân Đoài – Lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh; Đ/c Phùng Trọng Lượng – Phó chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; các Đ/c lãnh đạo các ban, ngành HĐND tỉnh, Sở LĐTB&XH tỉnh…
Tiếp đón và làm việc cùng với Đoàn ĐBQH tỉnh; về phía Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ có:
– TTƯT. TS Hà Quang Lợi – Cố vấn toàn diện Nhà trường
– ThS. Hà Thanh Hòa – Bí thư Đảng ủy/Chủ tịch HĐQT Nhà trường
– TS. Phạm Quốc Tuấn – Phó Hiệu trưởng Nhà trường
– ThS. Phan Thị Mai Hương – Phó Hiệu trưởng Nhà trường
– ThS. Hà Hương Lan – Phó Hiệu trưởng Nhà trường
Cùng các thầy, cô giáo trưởng khoa, phòng, bộ môn, trung tâm Nhà trường.Tại buổi làm việc còn có phóng viên Đài truyền hình Phú Thọ, Báo Phú Thọ đến dự và đưa tin.
Sau khi Đoàn giám sát đi tham quan, khảo sát cơ sở vật chất và hoạt động đào tạo của Nhà trường, tại buổi làm việc Đoàn ĐBQH tỉnh đã nghe TS. Phạm Quốc Tuấn, thay mặt lãnh đạo Nhà trường báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục nghề nghiệp của Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ. Bản báo cáo đã khái quát những nét cơ bản nhất về đặc điểm của Nhà trường gồm: quá trình thành lập, hoạt động; nhiệm vụ, quyền hành, việc đăng ký hoạt động GDNN; Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ với các cơ quan Trung ương và địa phương; Mức độ tự chủ của Nhà trường trong các lĩnh vực tài chính, tài sản, tổ chức nhân sự, đào tạo và công nghệ, hợp tác quốc tế; tình hình về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, nhân viên; về quy mô đào tạo; tổ chức Đảng, đoàn thể, tổ chức xã hội. Các kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về GDNN được thể hiện qua các nội dung: Việc thực hiện chính sách đối với GDNN; việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, tài sản của cơ sở GDNN; về quản lý và sử dụng tài chính, đất đai và tài sản khác của cơ sở GDNN; việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đào tạo và hợp tác quốc tế của cơ sở GDNN; việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với nhà giáo và người học trong cơ sở GDNN; việc thực hiện các quy định pháp luật về kiểm định chất lượng GDNN của cơ sở GDNN; việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. Bản báo cáo cũng nêu rõ những tồn tại, hạn chế – nguyên nhân những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật về GDNN; đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường trong thời gian tới. Bản báo cáo đã nêu kiến nghị, đề xuất đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; đối với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương; đối với HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ với các nội dung: Sửa đổi một số điều của Luật GDNN cho phù hợp với điều kiện thực tiễn; về liên thông trong đào tạo; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cán bộ, giảng viên với nguồn thu nhập từ hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ của cán bộ giảng viên để khuyến khích hoạt động KHCN, đổi mới sáng tạo; cần có giải pháp để phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào học GDNN; tăng cường kiểm tra, giám sát quy chế tuyển sinh, đào tạo của các cơ sở GDNN…
Trong quá trình làm việc, các đại biểu đã nêu ra một nội dung liên quan và đề nghị các thầy cô của Nhà trường trao đổi, giải trình. Đoàn đã đánh giá cao những kết quả mà Nhà trường đã đạt được và mong muốn Đảng ủy/Hội đồng quản trị/Ban giám hiệu Nhà trường tiếp tục lãnh, chỉ đạo cán bộ, giảng viên phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn phấn đấu đạt kết quả cao trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo; ngoài ra các đại biểu cũng trao đổi với lãnh đạo Nhà trường để làm rõ hơn những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Kết luận buổi làm việc thay mặt Đoàn giám sát, ông Nguyễn Thành Nam đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Nhà trường đã đạt được trong thời gian qua. Đoàn giám sát tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của Nhà trường sẽ tổng hợp báo cáo Quốc hội và đề nghị các cấp, các ngành tiếp thu, sớm giải quyết những kiến nghị xác đáng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Nhà trường đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Một số hình ảnh hoạt động:

 

ThS. Hoàng Thị Hảo

 

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *