Trang thông tin điện tử Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ

Tin tức - sự kiện

Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Minh Diệp

Sáng ngày 31/3/2023, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra buổi đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Đại học của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Minh Diệp – Trưởng khoa Cơ bản Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ với đề tài: “Nghiên cứu phân tích đánh giá một số kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon trong mẫu huyết tương và nước tiểu”.
Tham dự buổi Hội nghị có các thầy cô trong Hội đồng đánh giá, đại diện các đơn vị, các nhà khoa học đang công tác tại Đại học Bách Khoa Hà Nội cùng Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu, các thầy cô Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ và bạn bè, đồng nghiệp, gia đình của nghiên cứu sinh.

Nội dung của đề tài đề cập đến thuốc kháng sinh – một loại thuốc đang được dùng nhiều và phổ biến hiện nay đó là Fluoroquinolon (FQL). Đây là nhóm thuốc kháng sinh tổng hợp có hiệu lực kháng khuẩn mạnh, phổ rộng, chống lại nhiều vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm. Các kháng sinh này được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn da, xương, nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn và các bệnh do các chủng vi sinh vật đã kháng penicillin và macrolid, dự phòng trong bệnh bạch cầu trung tính.
Tuy nhiên, do cơ chế ức chế tổng hợp acid nucleic, nhóm kháng sinh này được cho là nguy cơ gây đột biến gen, gây sẩy thai cho người và động vật mang thai khi sử dụng. Khi sử dụng liều chuẩn, có thể dẫn tới phơi nhiễm quá mức ở một số cá thể, thể hiện nhiều tác dụng không mong muốn làm cho người bệnh không tuân thủ hoặc ngừng dùng thuốc. Hoặc, một số người bệnh nhân bị thiếu hàm lượng thuốc tại vị trí tác dụng, dẫn đến thất bại trong điều trị. Các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ tối ưu tại đích tác dụng như đặc điểm sinh lý bệnh nhân, vi khuẩn gây bệnh, vị trí nhiễm khuẩn, dược động học, dược lực học của thuốc.

Việc theo dõi đánh giá dược động học của các kháng sinh FQL sẽ là công cụ hữu ích để tránh các thất bại trong sử dụng thuốc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Do đó, xây dựng các phương pháp phân tích xác định hàm lượng kháng sinh trong dịch sinh học người bệnh là việc làm rất cần thiết.
Sau hơn 3 tiếng làm việc nghiêm túc và hiệu quả, Hội đồng đã có những đánh giá khách quan, đồng thời cũng đã chỉ ra được những đóng góp mới của luận án, và hy vọng với những đóng góp mới này sẽ được áp dụng vào thực tế đem lại những giá trị nhất định.

Về ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu xây dựng thành công hai quy trình định lượng đơn kháng sinh moxifloxacin bằng HPLC-PDA và FLS trong nền mẫu huyết tương. Việc áp dụng thử nghiệm các quy trình phân tích này trên một số mẫu thử huyết tương cho kết quả tốt. Bên cạnh đó, đề tài đã xây dựng thành công quy trình định lượng đồng thời 4 FQL (norfloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin), đại diện cho 3 thế hệ FQL 2, 3 và 4, trong nền mẫu huyết tương và nước tiểu. Các FQL này đang được sử dụng rất phổ biến trong phác đồ điều trị của các y bác sỹ cho các bệnh nhiễm khuẩn nặng. Các quy trình này có thể áp dụng trong trường hợp nhiều bệnh nhân đang sử dụng các kháng sinh khác nhau trong 4 kháng sinh trên, chỉ cần một quy trình xử lý mẫu, cùng một điều kiện sắc ký có thể định lượng đồng thời giúp rút ngắn thời gian mà vẫn cho kết quả chính xác. Từ đó gợi ý cho việc nghiên cứu ứng phương pháp phân tích này trong hỗ trợ giám sát nồng độ thuốc, điều chỉnh phác đồ trong điều trị hoặc nghiên cứu dược động học của thuốc kháng sinh.
Về ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu xây dựng thành công hai quy trình định lượng đơn kháng sinh moxifloxacin bằng HPLC-PDA và FLS trong nền mẫu huyết tương. Việc áp dụng thử nghiệm các quy trình phân tích này trên một số mẫu thử huyết tương cho kết quả tốt. Đề tài đã xây dựng thành công quy trình định lượng đồng thời 4 FQL (norfloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin), đại diện cho 3 thế hệ FQL 2, 3 và 4, trong nền mẫu huyết tương và nước tiểu. Các FQL này đang được sử dụng rất phổ biến trong phác đồ điều trị của các y bác sỹ cho các bệnh nhiễm khuẩn nặng. Các quy trình này có thể áp dụng trong trường hợp nhiều bệnh nhân đang sử dụng các kháng sinh khác nhau trong 4 kháng sinh trên, chỉ cần một quy trình xử lý mẫu, cùng một điều kiện sắc ký có thể định lượng đồng thời giúp rút ngắn thời gian mà vẫn cho kết quả chính xác. Từ đó gợi ý cho việc nghiên cứu ứng phương pháp phân tích này trong hỗ trợ giám sát nồng độ thuốc, điều chỉnh phác đồ trong điều trị hoặc nghiên cứu dược động học của thuốc kháng sinh.
Các quy trình phân tích xây dựng trong luận án tương đối đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong các phòng thí nghiệm ở Việt Nam, máy móc thiết bị, dung môi, hóa chất tương đối phổ biến.

Sau phần trình bày luận án và trả lời các câu hỏi của các thành viên Hội đồng đưa ra, Hội đồng đã tiến hành họp để chấm luận án và bỏ phiếu. Với kết quả bỏ phiếu 100% phiếu tán thành trong đó có 03 phiếu chấm đánh giá xuất sắc, đại diện Đại học Bách Khoa Hà Nội, đại diện Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ có những bó hoa tươi thắm chúc mừng NCS Nguyễn Thị Minh Diệp đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đó cũng chính là kết quả xứng đáng cho thành tích nghiên cứu, quá trình học tập và nghiên cứu khoa học miệt mài của NCS trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Sau khi nhận học vị tiến sĩ, NCS Nguyễn Thị Minh Diệp sẽ tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy, áp dụng những kiến thức đã lĩnh hội được để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ.

Ths. Nguyễn Ngọc Huyền

Tin khác
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận