PHẦN LỊCH SỬ

Với mô hình công ty nằm trong trường học đã tạo cho Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ một bản sắc riêng khác biệt với nhiều trường cao đẳng, đại học trong cả nước.Trên chặng đường hơn 34 năm xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ trải qua 6 giai đoạn lớn của nhà trường với các tên gọi khác nhau: Cơ sở đào tạo Dược, Trung tâm đào tạo nghề Dược, Trường Kỹ thuật Dược Phú Thọ, Trường Trung học kỹ thuật Dược Phú Thọ, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ và nay là Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ.

* Cơ sở đào tạo Dược (1990-2003)

Cơ sở đào tạo Dược chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ 20/11/1990.

* Giai đoạn Trường mang tên Trung tâm đào tạo nghề Dược (2003-2005)

Ngày 25 tháng 12 năm 2003 Cơ sở đào tạo Dược được nâng cấp thành Trung tâm đào tạo nghề Dược.

* Giai đoạn Trường mang tên Trường Kỹ thuật Dược Phú Thọ (T1/2005)

* Giai đoạn Trường mang tên Trường Trung học Kỹ thuật Dược (2005-2008)

Tháng 10/2005 Trường Trung học Kỹ thuật Dược được thành lập trên cơ sở Trường Kỹ thuật Dược Phú Thọ.

* Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ (Từ 2008 – T5/2017)

Ngày 27 tháng 08 năm 2008 Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ đã chính thức được thành lập trên cơ sở Trường Trung học Kỹ thuật Dược Phú Thọ.

Đây là mô hình trường tư thục đầu tiên có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Dược có trình độ Cao đẳng và thấp hơn. Nhà trường đã đào tạo thành công khoá Dược sĩ cao đẳng chính quy đầu tiên của cả nước. Trong những năm qua Nhà trường đã góp phần không nhỏ trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ Dược cho ngành Y tế Việt Nam.

* Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ (Từ T6/2017 đến nay)

Theo Quyết định số 721/QĐ-LĐTBXH ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc đổi tên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ thành Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ. Từ đó đến nay Nhà trường chính thức hoạt động với tên gọi Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ.

Mục tiêu

Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ phấn đấu thành trường cao đẳng chất lượng cao và phát triển thành trường đại học hiện đại, tiên tiến.

Nhiệm vụ 

– Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên, liên tục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bao gồm:

Trình độ cao đẳng: Dược, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y sỹ đa khoa, Y học cổ truyền.

Trình độ trung cấp: Y sỹ đa khoa

Cấp chứng chỉ: Nhân viên chăm sóc, Xoa bóp bấm huyệt, Nhân viên y tế thôn bản, Chăm sóc da, Chăm sóc trẻ sơ sinh và Phụ nữ sau sinh.

Các chương trình đào tạo thường xuyên, liên tục khác.

– Tổ chức biên soạn, xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo, học liệu đối với từng ngành, nghề đào tạo của trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; in phôi, quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và giấy chứng nhận. Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và đào tạo các ngành, nghề đặc thù theo quy định của Chính phủ; Các ngành nghề khác khi được cấp có thẩm quyền cho phép.

– Quản lý người học, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ và các hoạt động giáo dục toàn diện khác cho người học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm cho người học và tổ chức hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đối với lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật và các chính sách khác theo quy định của pháp luật;

– Tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động của trường bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;

– Cử hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động của trường học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;

– Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp; tổ chức cho đội ngũ nhà giáo, người học tham quan, thực tập tại doanh nghiệp và hỗ trợ giải quyết việc làm cho người học theo quy định của pháp luật;

– Phối hợp với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên để tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh vào học các trình độ của giáo dục nghề nghiệp;

– Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của bộ, ngành, địa phương;

– Thực hiện dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn giảng dạy, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho người học. Có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động của nhà trường;

– Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính, tài sản của trường theo quy định của pháp luật;

– Cung cấp dữ liệu về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường để xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các ngành nghề đào tạo (đã có trên phần nhiệm vụ)

Với những đóng góp và những thành quả đạt được qua các giai đoạn Nhà trường đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý:

– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Trường Trung học kỹ thuật Dược  đã có nhiều thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm 2004-2005 đến năm 2006-2007, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

– Huân chương lao động hạng Ba cho Trường Trung học Kỹ thuật Dược Phú Thọ.

– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Công ty CP Dược Phú Thọ.

– Huân chương lao động hạng Nhì cho Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.

– Huân chương lao động hạng Nhất cho Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ.

– Giấy chứng nhận biểu tượng vàng vì sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam và rất nhiều những phần thưởng cao quý khác.

Hiện nay, để phù hợp với quy mô, chức năng và nhiệm vụ trong tình hình mới, Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ đã tổ chức lại cơ cấu các đơn vị trong trường gồm:

Các phòng, ban chức năng như: 

Phòng Tổng hợp.

Phòng Tài chính.

Phòng Đào tạo và Khoa học.

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng.

Phòng Quản lý sinh viên – Cơ sở vật chất.

Phòng Y tế/ Phòng khám Chuyên khoa Nội tổng hợp Fushico.

Tổ Bảo vệ.

Các ban: Ban biên tập Bản tin khoa học, Ban Truyền thông.

Các trung tâm:

Trung tâm Thực hành – Tiền lâm sàng.

Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Dược.

Trung tâm Thông tin – Thư viện.

Trung tâm Đào tạo nghề.

Các khoa:

Khoa Dược gồm các bộ môn: Bộ môn Dược liệu, Bộ môn Hóa dược – Dược lý, Bộ môn Kinh tế Dược, Bộ môn Bào chế.

Khoa Cơ bản gồm các bộ môn: Ngoại ngữ – Tin học, Giáo dục Quốc phòng – An ninh và các tổ môn Giáo dục Chính trị – Pháp luật, Giáo dục Thể chất.

Khoa Y gồm các bộ môn: Y học cơ sở, Điều dưỡng, Lâm sàng.

Các hội đồng tư vấn:

Hội đồng Khoa học và Đào tạo.

Hội đồng Tuyển sinh.

Hội đồng Thi đua, khen thưởng và Kỷ luật.

Cùng các hội đồng tư vấn khác.

Và một số tổ chức đoàn hội: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Hội Cựu chiến binh,…

Logo biểu tượng của nhà trường: 

– Tàu lá cọ: Màu xanh tượng trưng cho màu xanh của lá cây, cho sức sống trẻ trung, 18 xẻ quạt tiêu biểu cho 18 đời Vua Hùng nói lên vùng Đất tổ địa linh nhân kiệt. Tán lá được cắt tròn giống như chiếc nón quai thao dùng cho các cô thôn nữ vùng Sông Thao dịu dàng, đôn hậu.

– Hình ảnh viên nang thuốc (viên nhộng): Đó là hình ảnh đặc trưng của nghề thầy thuốc. Màu đỏ thể hiện màu chín của quả cây, màu chín của sự thận trọng trong nghề Y Dược, đó cũng là màu đỏ của trái tim, của sự sống con người. Thương hiệu Cao đẳng Y Dược Phú Thọ với biểu tượng tàu lá cọ màu xanh và viên nang thuốc (viên nhộng) màu đỏ đã toả sáng khắp mọi miền của tổ quốc.

– Dòng chữ FUSHICO:

FU: viết tắt của chữ Phú Thọ, cái nghệ thuật ở đây là sự cách điệu sử dụng chữ F trong bảng chữ cái Latin.

S: chữ viết tắt của từ tiếng Anh – Supply (cung cấp, dịch vụ, phục vụ).

H: chữ viết tắt của từ tiếng Anh – Health (sức khỏe).

I: chữ viết tắt của từ tiếng Anh – International (Quốc tế).

CO: chữ viết tắt của từ tiếng Anh – Company (Công ty), College (Trường Cao đẳng).

Như vậy, logo của Nhà trường là một biểu tượng tổng thể đầy đủ và hoàn thiện tạo cho trường một sức mạnh và niềm tin cho tương lai đầy hứa hẹn.