Ban hành Chuẩn đầu ra đối với ngành Y sỹ
trình độ Trung cấp của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ
Căn cứ Quyết định số: 5615/QĐ-BGDĐT ngày 27/08/2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Trường Cao Đẳng Dược Phú Thọ trên cơ sở Trường Trung học Kỹ thuật Dược Phú Thọ;
Căn cứ Quy chế tổ chức hoạt động của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ;
Căn cứ Thông tư số 09/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Công văn số 5543/BGDĐT-GDCN về việc Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành đào tạo TCCN;
Căn cứ Kết luận phiên họp của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường Cao Đẳng Dược Phú Thọ ngày tháng năm 2011 về việc Xây dựng và công bố Chuẩn đầu ra đối với các ngành đào tạo tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ;
Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng Khoa học và Đào tạo,
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Chuẩn đầu ra đối với ngành Y sỹ trình độ Trung cấp của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.
Điều 2.Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ cam kết với các các cấp quản lý, với người học, với xã hội về thực hiện chuẩn đầu ra đã công bố.
Điều 3. Chuẩn đầu ra này áp dụng bắt đầu từ hệ Trung cấp chính quy ngành Y sỹ khóa 1.
Điều 4.Các ông (bà) thủ trưởng các phòng, ban, khoa, bộ môn và các đơn vị khác trong toàn trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– Như Điều 4;
– BGH, HĐQT; (đã ký)
– Lưu: VT, Ttr. Tiến sỹ . Hà Quang Lợi
TRÌNH ĐỘ TCCN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ
(Ban hành kèm theo Quyết định số:1265/QĐ-CĐD ngày 13 tháng 09 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ)
Giới thiệu ngành đào tạo
1.1. Trình độ đào tạo: Trung cấp
1.2. Tên ngành (chuyên ngành): Y sỹ
1.3. Đối tượng tuyển sinh
Theo Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BGDĐT ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
1.4. Thời gian đào tạo:
+ 02 năm đối với học sinh tốt nghiệp THPT;
+ 02 năm + 03 tháng đối với học sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp;
+ 03 năm đối với học sinh tốt nghiệp THCS;
Người có bằng tốt nghiệp y sỹ được học thêm 06 tháng chuyên ngành Y học cổ truyền hoặc Y học dự phòng để được cấp Chứng chỉ chuyên ngành.
1.5. Tóm tắt về chương trình đào tạo
Mục tiêu chính:Đào tạo người y sĩ, có kiến thức, kỹ năng chuyên môn y học ở trình độ trung cấp để làm nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh; có đủ sức khoẻ; không ngừng học tập để nâng cao trình độ.
Người y sĩ nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn có thể được đào tạo thành bác sĩ đa khoa theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Y tế.
Ngoài khả năng học tập, rèn luyện để đạt được trình độ cao hơn, người học có thể dễ dàng chuyển hướng, tham gia bồi dưỡng kiến thức trong các lĩnh vực chuyên môn khác để thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau như kinh doanh, nghiên cứu…
2. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được
Người có bằng y sĩ được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở y tế tuyến xã, phường và các cơ sở khám chữa bệnh…; làm nhiệm vụ y tế trong các trường học, khu công nghiệp, nhà máy theo quy chế tuyển dụng công chức và người lao động của Nhà nước.
3. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp
3.1. Kiến thức
– Trình bày được những kiến thức về pháp luật, chính trị, quốc phòng – an ninh theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo đối với hệ trung cấp chuyên nghiệp;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về:
+ Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người.
+ Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.
– Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng một số bệnh thông thường.
– Trình bày được luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.
3.2. Về kỹ năng
– Thực hiện được việc thăm, khám và chữa một số bệnh, chứng bệnh thông thường.
– Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu, tại tuyến y tế cơ sở.
– Làm được một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.
– Chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.
– Tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia, phát hiện dịch bệnh sớm, lập kế hoạch, triển khai thực hiện phòng bệnh và chống dịch.
– Truyền thông giáo dục sức khoẻ; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khoẻ ở tuyến y tế cơ sở. Tham gia lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động các dự án chương trình quốc gia về y tế dự phòng.
– Quản lý trạm y tế xã.
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (tối thiểu có Chứng chỉ tin học trình độ A do các cơ sở đào tạo tin học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo và cấp chứng chỉ).
Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp thông thường (tối thiểu có Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A do các cơ sở đào tạo tiếng Anh được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo và cấp chứng chỉ).
3.3. Về thái độ
– Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
– Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
– Khiêm tốn, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
– Bảo đảm an toàn cho người bệnh.
– Thực hiện ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật cao; có tác phong phù hợp với cơ chế đời sống công nghiệp, hiện đại và có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo tổ hoặc nhóm.
– Thực hiện kỹ năng làm việc một cách khoa học, hiệu quả; phong cách làm việc chuyên nghiệp theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của một thầy thuốc.