BÁO CÁO TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG
NGÀY THẾ GIỚI TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN TỬ VONG
VÌ TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM NĂM 2015
Thực hiện Công văn số 5591/BGDĐT-CTHSSV ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” tại Việt Nam năm 2015;
Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ báo cáo kết quả triển khai thực hiện hoạt động hưởng ứng ngày “Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” tại Việt Nam năm 2015, cụ thể như sau:
- KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG “NGÀY THẾ GIỚI TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN TỬ VONG VÌ TAI NẠN GIAO THÔNG” TẠI VIỆT NAM NĂM 2015
- Nhà trường triển khai kế hoạch thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông năm 2015
– Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường, để học sinh, sinh viên và cán bộ, giáo viên nhà trường nâng cao nhận thức, ý thức khi tham gia giao thông.
– Tổ chức các nội dung lồng gép vào “Tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên” năm 2015.
– Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, trọng tâm là: các quy tắc giao thông đường bộ; quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; quy định về điều kiện được điều khiển mô tô, xe gắn máy; quy định về nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi điều khiển mô tô, xe gắn máy.
– Phải thành thạo các kỹ năng điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, xe mô tô, xe gắn máy an toàn và việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
– Phổ biến cho học sinh, sinh viên các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậu quả phải gánh chịu khi vi phạm
– Giáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, đi đúng làn đường không lạng lách đánh võng, không đi ngược chiều, xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh, sinh viên toàn trường.
- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt
Tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm túc quy định về việc bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt là các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
– Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, tự ý di chuyển hoặc làm sai lệch các công trình, thiết bị báo hiệu, biển báo hiệu cố định trên đường sắt; treo, phơi, đặt vật làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt, vượt rào, chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng, vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh; để vật chướng ngại, chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
– Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy; đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt, ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
– Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên khi đi đò phải mặc áo phao hoặc sử dụng cặp phao, dụng cụ cứu sinh; chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo đảm an toàn khi sử dụng phương tiện giao thông đường thủy.
– Chỉ đạo, triển khai việc phòng tránh tai nạn đuối nước trong học sinh, sinh viên. Đặc biệt quan tâm vào mùa mưa và tổ chức cho học sinh, sinh viên khi đi tham quan, dã ngoại.
- Một số khẩu hiệu tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông năm 2015
“Học sinh, sinh viên hưởng ứng năm an toàn giao thông 2015”; “Tính mạng con người là trên hết”; “Tưởng nhớ người đi-Vì người ở lại”. “ Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông ”; “An toàn giao thông – trách nhiệm của mỗi người”; “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; “Chấp hành nghiêm túc mọi quy định của pháp luật khi tham gia giao thông”
– Khẩu hiệu hành động “3 phải và 3 không” khi điều khiển mô tô, xe gắn máy: “Phải đi đúng phần đường, làn đường”, “phải giảm tốc độ từ đường phụ ra đường chính”, “phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy”, “Không điều khiển xe sau khi đã uống rượu, bia”, “Không phóng nhanh, vượt ẩu”, “Không chở quá số người quy định”.
- MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
- Tiếp tục và tăng cường các hoạt động phổ biến, tuyên tuyền, giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa cho học sinh, sinh viên ngay từ đầu năm học; tiếp tục tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên ký cam kết chấp hành các quy định về an toàn giao thông với chủ đề “Thiết lập trật tự kỉ cương giao thông trong phạm vi cả nước và chống ùn tắc giao thông”.
- Phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực cổng trường không để xảy ra ùn tắc giao thông, đặc biệt vào giờ học sinh, sinh viên tan trường và tan học. Quán triệt đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm túc quy định không uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện; thực hiên nghiêm quy định về đội mũ bảo hiểm và tuân thủ các quy tắc về an toàn giao thông. Tăng cường sự chỉ đạo của Chi bộ, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường về đảm bảo an toàn giao thông; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và công an địa phương bằng việc ký kết và tổ chức thực hiện tốt Quy chế phối hợp nhằm bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự xã hội ở nhà trường trong tình hình mới; tham gia đầy đủ các buổi giao để nắm bắt thông tin nhằm thông báo cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên trong toàn Trường biết, có biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông.
- Thực hiện giáo dục tích hợp, lồng ghép, phổ biến tuyên truyền giáo dục cho học sinh, sinh viên về bảo đảm trật tự ATGT trong các buổi sinh hoạt công dân … ở các khóa lớp; tăng cường công tác ngoại khoá để giáo dục về trật tự ATGT. Đưa nội dung phổ biến pháp luật về giao thông và xây dựng văn hóa giao thông vào các hoạt động, sinh hoạt định kỳ tuần, tháng, quý, năm. Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, xây dựng các chuyên mục phát thanh măng non, tham gia hệ thống truyền thanh cơ sở; xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên website của trường;
- Xây dựng các mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, “Văn hóa giao thông vì sự an toàn của thanh, thiếu niên và cộng đồng”, “Văn minh và An toàn giao thông”.
- Phối hợp tổ chức các hoạt động giúp học sinh, sinh viên hoàn thiện các kỹ năng khi tham gia giao thông như: Cách chọn mũ bảo hiểm có chất lượng; cách xử lý các tình huống có nguy cơ xảy ra tai nạn, chạy đúng làn đường, đúng tốc độ, chấp hành các tín hiệu đèn báo; tổ chức các khóa phổ cập bơi phù hợp; cách mặc áo phao và xử lý các tình huống khi qua đò, qua phà..
- Tổ chức đăng ký và cam kết không vi phạm an toàn giao thông trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh, sinh viên trong toàn trường. Xác định nội dung đảm bảo trật tự an toàn giao thông là tiêu chí thi đua hằng năm; hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông được đưa vào đánh giá, phân loại đạo đức học sinh, sinh viên. Quy định cụ thể việc xử lý kỷ luật phù hợp với các trường hợp vi phạm để răn đe, giáo dục, thông báo công khai trong toàn trường, báo các bậc phụ huynh biết để cùng thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai hiệu quả các hoạt động nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa cho học sinh, sinh viên.
– Quán triệt cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm túc quy định không uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; quy định về đội mũ bảo hiểm, không điều khiển xe khi chưa có giấy phép lái xe.
– Vận động học sinh, sinh viên thực hiện các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông gồm: Tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông; chủ động nhường đường; thân thiện với người đồng hành; không điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, bia; hạn chế sử dụng còi nơi đông người; sẵn sàng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông; mặc áo phao khi đi đò.
– Tuyên truyền sâu về giáo dục an toàn giao thông cho toàn thể học sinh, sinh viên trong tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên gồm: các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, các chuyên đề về các hành vi bị cấm khi tham giao thông, về nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông và các kỹ năng tham gia giao thông an toàn.
– Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm chuyên đề về các hành vi bị cấm khi tham gia giao thông, về nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông và các kỹ năng tham gia giao thông an toàn; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sân khấu hóa, viết bài, tuyền truyền qua phát thanh nội bộ về an toan giao thông.
– Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo Đoàn, Hội và Website của nhà trường.
– Các đơn vị chức năng phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên thành lập các nhóm, đội thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích đảm bảo an toàn giao thông; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực cổng trường và phối hợp với các hoạt động tình nguyện của địa phương về an toàn giao thông.
– Tăng cường tuyên truyền qua phát thanh nội bộ, bảng tin thanh niên và trên Website của Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên và của nhà trường.
– Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên; đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các hình thức giáo dục an toàn giao thông ngoại khoá cho học sinh, sinh viên như: Tổ chức lễ ra quân, các hoạt động sân khấu hóa, thi tìm hiểu Luật giao thông đường bộ và lái xe mô tô an toàn…
– Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào các quy định của nhà trường về đánh giá thi đua năm học, xếp loại kết quả rèn luyện… Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xử lý nghiêm những tập thể và cá nhân vi phạm.
– Cử cán bộ, giáo viên phụ trách công tác giáo dục an toàn giao thông tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn, sơ kết, tổng kết về an toàn giao thông và các hoạt động khác liên quan đến vấn đề an toàn giao thông do địa phương và Trung ương tổ chức.
– Tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động hội thi, tuyên truyền về an toàn giao thông và các hoạt động khác liên quan đến vấn đề an toàn giao thông do địa phương và Trung ương tổ chức.
Hoạt động tưởng niệm các nạn nhân mà chúng ta cùng thế giới tổ chức là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bầy tỏ niềm thương sót với những người xấu
xố khi tham gia giao thông; bầy tỏ sự chia sẻ mất mát gánh nặng với người thân của họ. Lễ tưởng niệm cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè các thành viên trong cộng đồng….về tầm quan trọng của việc phải chủ động góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho mình và mọi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông.
Trên đây là công tác triển khai hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” tại Việt Nam năm 2015 của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ./.
Nơi nhận:
– Vụ Công tác HSSV (để bc); – Ban Giám hiệu ( để b/c); – Các Khoa, Phòng, Trung tâm, Bộ môn; – Website Nhà trường; – Lưu HC,CTHSSV. |
KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) Ths. Phan Thị Mai Hương |